Không có sản phẩm nào.
Kinh tế tuần hoàn: Bệ phóng cho sản xuất xanh tại Việt Nam trong cuộc đua toàn cầu
Kinh tế tuần hoàn đáp ứng áp lực toàn cầu
Từ năm 2026, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU như xi măng, thép hay phân bón sẽ phải chịu thuế carbon theo Cơ chế Điều chỉnh Biên giới carbon (CBAM), với chi phí tiềm năng làm tăng giá hàng hoá nếu không giảm phát thải. Trước áp lực này, kinh tế tuần hoàn - mô hình tái sử dụng tài nguyên, giảm chất thải đang trở thành lối đi tất yếu để doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tồn tại, mà còn cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Ông Bùi Lê Anh Hiếu - Giám đốc Tiếp thị Kinh doanh, Công ty Cổ phần Long Hậu cho biết, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) Long Hậu tăng cường ứng dụng công nghệ sạch và được khuyến khích tham gia mô hình kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng chất thải sản xuất làm nguyên liệu cho các chu trình khác. Hệ thống xử lý nước thải của KCN đạt tiêu chuẩn A, cho phép tái sử dụng nước, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí và tác động môi trường.
Hành trình chuyển đổi xanh
Để hỗ trợ doanh nghiệp, Long Hậu đã đầu tư vào hạ tầng xanh với nhà xưởng đạt tiêu chuẩn LEED, sử dụng đèn LED tiết kiệm điện và điện mặt trời áp mái. Hơn 18% diện tích khu công nghiệp được phủ xanh, vượt yêu cầu pháp luật (10%), tạo điều kiện đạt tiêu chuẩn ESG.
Theo ông Hiếu, hạ tầng xanh giúp doanh nghiệp giảm chi phí và đáp ứng yêu cầu từ đối tác quốc tế. Các chương trình như Supplier Day kết nối chuỗi cung ứng, ví dụ một công ty thử nghiệm sản phẩm đặt mua khuôn mẫu từ đơn vị gia công trong khu.
Hợp tác xã Tam Nông cũng hưởng lợi từ các hội thảo nghiên cứu trong khoa học, liên kết hợp tác và ứng dụng chuyển giao công nghệ với tổ chức khoa học. “Để mở rộng mô hình kinh tế tuần hoàn chúng tôi áp dụng hệ thống tưới tiêu thông minh sử dụng cảm biến và phần mềm để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp, tiết kiệm nước và năng lượng" - bà Vân Anh chia sẻ.
Tuy nhiên, hành trình chuyển đổi xanh vẫn còn nhiều thách thức, tại KCN Long Hậu, chi phí đầu tư cho công nghệ sạch và chứng nhận LEED là rào cản lớn, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Nhiều doanh nghiệp thiếu đội ngũ am hiểu kỹ thuật sản xuất xanh hoặc quản trị môi trường, dẫn đến khó triển khai hiệu quả các mô hình tuần hoàn. Chuỗi cung ứng chưa đồng bộ, để triển khai kinh tế tuần hoàn hiệu quả, cần sự phối hợp từ nhiều mắt xích. Tuy nhiên, không phải đối tác nào cũng sẵn sàng chuyển đổi, gây cản trở cho doanh nghiệp tiên phong” - ông Hiếu nhìn nhận.
Hợp tác xã Tam Nông cũng đối mặt với chi phí cao và thiếu nhân lực. “Vận hành mô hình tuần hoàn đòi hỏi đội ngũ chuyên gia, nhưng nguồn lực còn hạn chế" - bà Vân Anh nói.
Bà Đỗ Thị Hồng Duyên nhấn mạnh: “Chúng tôi hiểu rằng quá trình chuyển đổi không đơn giản - đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều carbon. Nhưng đó cũng là một cơ hội, những doanh nghiệp tiên phong và có chiến lược sẽ không chỉ giảm thiểu rủi ro mà còn đạt được lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế xanh toàn cầu”.
Với CBAM và các tiêu chuẩn ESG định hình thương mại toàn cầu, kinh tế tuần hoàn đang mở ra cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế sản xuất xanh. Từ tấm xi măng Low Carbon đến phân bón hữu cơ, doanh nghiệp Việt Nam cho thấy tiềm năng đáp ứng thị trường EU và Bắc Mỹ. Nhưng để biến cơ hội thành hiện thực, cần chính sách ưu đãi, đào tạo nhân lực và sự đồng bộ chuỗi cung ứng.
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/kinh-te-tuan-hoan-be-phong-cho-san-xuat-xanh-tai-viet-nam-trong-cuoc-dua-toan-cau-176050.html?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo
Xem thêm bài viết khác